Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU

CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
Nội dung bài học:
1. Bài giảng:
- Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song.
- Quy tắc hợp lực song song cùng chiều:
  + Cùng chiều.
  + Ngược chiều.
- Một số ví dụ và bài tập liên quan .
2. Bài tập.
- Với hơn 10 bài tập về cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :
Vấn đề Cân Bằng Của Một Vật Rắn Chịu Tác Dụng Của Ba Lực Song Song. Quy Tắc Hợp Lực Song Song Cùng Chiều.
** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song và phương pháp sử dụng quy tắc hợp lực song song đề giải các bài tập này. Dạng bài tập này có trong các đề kiểm tra và đề thi.
Bài tập 1
BÀI TẬP ÁP DỤNG
BÀI 1 : Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cách người thứ nhất 60 cm và cách nguười thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu?
BÀI 2 : Một tấm ván nặng 400 N được bắc qua một con mương . Trọng tâm của tấn ván cách điểm tựa A  2,4 m và cách điểm tựa B 1,6 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm mỗi điểm tựa bằng bao nhiêu?
BÀI 3 : Hai người cùng khiêng một khúc gỗ thẳng tiết diện đều, dài 2 m. Mỗi người chịu một lực bằng 400 N. Tính khối lượng của khúc gỗ. Lấy g = 10 m/s2.
BÀI 4 : Một chiếc đèn khối lượng 3 kg được treo lên một thanh gỗ thẳng, dài 120 cm. Hai đầu thanh gỗ đặt lên hai điểm A, B theo phương nằm ngang, đầu A chịu một lực 20 N, đầu B chịu lực 10 N. Xác định vị trí treo đèn trên thanh gỗ. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua trọng lượng của thanh gỗ.
BÀI 5 . Một chiếc gậy thẳng, dài 50 cm, được treo lên một sợi dây tại điểm O cách đầu A 20 cm. Người ta treo vào hai đầu A, B của chiếc gậy hai quả cầu có khối lượng lần lượt là mA = 1,5 kg và mB = 1 kg để chiếc gậy nằm cân bằng. Tính lực căng của sợi dây. Bỏ qua khối lượng của gậy.
Bài 6:
a. Hai lực F1; F2  song song ,cùng chiều đặt tại hai đầu thanh  AB,có hợp lực F đặt tại O cách A 12 cm,cách B 8 cm và có độ lớn F=10 N.Tìm F1; F2.
b. Hai lực F1; F2 song song ,ngược chiều đặt tại hai đầu thanh  AB,có hợp lực F đặt tại O cách A 8 cm,cách B 2  cm và có độ lớn F=10,5 N.Tìm F1; F2..
Bài 7:
Thanh nhẹ AB nằm ngang chiều dài l = 1m , chịu tác dụng của ba lực song song cùng chiều và vuông góc với thanh,F1 = 20N, F3 = 50N ở hai đầu thanh và F2 = 30N  ở chính giữa thanh .
a. Tìm độ lớn và điểm đặt của  hợp lực .
b. Suy ra vị trí đặt giá đỡ để thanh cân bằng và lực nén lên giá đỡ
Bài 8:
Thanh AB trọng lượng P1 = 100N chiều dài l = 1m trọng lượng
vật nặng P2 = 200N tại C,AC = 60 cm.
Dùng quy tắc hợp lực song song :
a. Tìm  hợp lực của P1; P2.
b. Tìm lực nén lên hai giá đỡ  ở hai đầu thanh.
                                            
Bài tập 2
BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ
BÀI 1 .  Đặt một thanh AB dài 5m có khối lượng 20 kg tại đỉnh O cách A một đoạn 1,2 m. Phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu ở vị trí điểm B để có thể giữ thanh thăng bằng?
BÀI 2 . Đặt một thanh AB dài 4m có khối lượng 10 kg lên đỉnh O cách A một đoạn 1 m. Ở vị trí của A đặt thêmmột vật nặng 20 kg. Phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu ở vị trí điểm B để có thể giữ thanh thăng BÀI
BÀI 3 .  Đặt một thanh AB dài 3m có khối lượng 15 kg lên đỉnh O cách A một đoạn 1 m. Để thanh thăng bằng, người ta phải đặt thêm một vật có khối lượng 5kg. Xác định vị trí để đặt vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét