CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH
Nội dung bài học:
1. Bài giảng:
- Chuyển động tịnh tiến của vật.
- Gia tốc của chuyển động tịnh tiến.
- Đặc điểm của chuyển động quay.Tốc độ góc.
- Mức quán tính trong chuyển động quay.
- Một số ví dụ và bài tập liên quan .
2. Bài tập.
- Với 5 bài tập tự luận về chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :
Vấn đề : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được thế nào là chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn và phương pháp giải các bài tập về chuyển động tính tiến và chuyển động quay. Đây là dạng bài tập khó và những kiến thức này sẽ được nhắc lại trong chương trình vật lý 12.
CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẶT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH
1. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó.
Ví dụ :
Chuyển động tịnh tiến: piting-xilanh,sống trượt- rãnh trượt
Chuyển động cong :kim đồng hồ quay, Trái đất quay quanh Mặt trời,…
2. Gia tốc của chuyển động tịnh tiến
Vì mọi điểm trên vật chuyển động như nhau nên có thể coi vật như một chất điểm và áp dụng định luật II Niu-tơn cho vật
Trong trường hợp vật chuyển động tịnh tiến thẳng theo phương Ox
F1X + F2X + F3X + ……. = ma
3. Đặc điểm của chuyển động quay.Tốc độ góc
Đại lượng đặc trưng cho chuyển động quay của vật rắn là tốc độ góc (góc mà vật quay được trong 1 đơn vị thời gian).
Khi vật rắn quay quanh một trục , mọi điểm trên vật đều có cùng vận tốc góc.
Vật quay đều thì w=const. Vật quay nhanh dần thì w tăng, vật quay chậm dần thì w giảm
Thí nghiệm cho thấy:
P2>P1 do đó T2>T1
- Nếu chọn chiều dương là chiều quay của ròng rọc thì momen toàn phần tác dụng vào ròng rọc là:
M = (T2 – T1)R.
Momen này làm cho ròng rọc quay nhanh dần.
3. Mức quán tính trong chuyển động quay
Mức quán tính trong chuyển động quay đặc trưng cho khả năng bảo toàn vận tốc góc của vật rắn
Khối lượng của vật:vật có khối lượng càng lớn thì có mức quán tính càng lớn.
Sự phân bố khối lượng của vật so với trục quay
Bài 1. Người ta kéo một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N không đổi làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Tính trọng lượng của thùng?
b. Tính phản lực của mặt phẳng ngang lên thùng và áp lực của thùng xuống mặt phẳng ngang?
c. Tính lực ma sát?
d. Tính gia tốc của thùng?
e. Quãng đường thùng trượt được sau 5 giây đầu?
BÀI 2 . Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt đi một đoạn đường s thì dừng lại.
a. Nếu xe chở hàng có khối lượng bằng khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ?
b. Nếu tồc độ của xe chỉ bằng một nửa lúc đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu?
BÀI 3 : Một vật có khối lượng 1,0 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm nó đi được 80 cm trong 2s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Tính lực kéo.
b. Sau quãng đường ấy , lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều?
BÀI 4 . Một người kéo một cái hòm có khối lượng 32 kg trên nền nhà bằng một sợi dây chếch 300 so với phương ngang. Lực kéo dây là 120 N. Hòm chuyển động thẳng với gia tốc 1,2 m/s2 . Tính hệ số ma sát trượt giữa hòm và nền nhà.
BÀI 5 . Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng a so với phương ngang.
a. Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,45 m trong giây đầu tiên. Tính góca. Lấy g = 9,8 m/s2.
b. Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,27 thì trong giây đầu tiên vật trượt được một đoạn đường bằng bao nhiêu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét