ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1
Câu 1: Một chiếc xe ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h thì thấy chướng ngại vật cách đó 200m do đó ô tô giảm tốc để dừng lại. Biết rằng khi vừa đến sát chướng ngại vật thì ô tô dừng lại. Vậy khi đó ô tô đã giảm tốc với gia tốc là:
A. 0,5625 m/s2. B. 1,125 m/s2. C. 7,29 m/s2. D. 0,135 m/s2.
Câu 2: Trong một khoảng thời gian có một chất điểm chuyển động thẳng đều trên quỹ đạo dài 500m. Biết trong 5 giây đầu chất điểm đi được 100m. Vậy trong 2 giây cuối chất điểm đi được:
A. 50 m. B. 40 m. C. 100 m. D. 200 m.
Câu 3: Một vật rơi tự do trong 2 giây đi được 19,8 met, vậy trong 5 giây vật đi được:
A. 49,50 m. B. 247,50 m. C. 123,75 m. D. 99,00 m.
Câu 4: Khi nói về chuyển động thẳng biến đổi đều, nhận xét nào sau đây ĐÚNG NHẤT?
A. Vật chuyển động chậm dần đều thì gia tốc có giá trị âm.
B. Vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc cùng chiều chuyển động.
C. Vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc có giá trị dương.
D. Vật chuyển động chậm dần đều thì gia tốc cùng chiều chuyển động.
Câu 5: Một vật được thả rơi tự do tại vị trí cách đất 250m và ở nơi có gia tốc rơi tự do là 10m/s2 thì sẽ chạm đất sau khoảng thời gian kể từ lúc thả rơi là:
A. 7,07 s. B. 5,00 s. C. 3,54 s. D. 2,50 s.
Câu 6: Cho một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có đường kính 1,5 met. Biết gia tốc hướng tâm của vật là 1m/s2 thì tốc độ góc của vật là :
A. 0,816 rad/s. B. 0,667 rad/s. C. 1,333 rad/s. D. 1,155 rad/s.
Câu 7: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào vật có thể được xem là chất điểm?
A. Con mọt bò quanh quẩn trên một hạt gạo.
B. Con tàu chạy chậm vào sân ga.
C. Con sâu bò tới lui, ngang dọc trên lá cây.
D. Con bò lang thang gặm cỏ trên thảo nguyên.
Câu 8: Chọn nhận xét ĐÚNG khi nói về công thức cộng vận tốc:
A. Vận tốc của vật với hệ quy chiếu chuyển động là vận tốc kéo theo.
B. Vận tốc của vật với hệ quy chiếu đứng yên là vận tốc kéo theo.
C. Vận tốc của vật với hệ quy chiếu đứng yên là vận tốc tương đối.
D. Vận tốc của vật với hệ quy chiếu chuyển động là vận tốc tương đối.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây SAI khi nói về chuyển động của vật?
A. Một vật có khoảng cách đến một vật khác không đổi thì đứng yên so với vật đó.
B. Một vật gắn với mặt đất có thể chuyển động so với một vật khác.
C. Một vật có thể vừa đang đứng yên so với vật này, vừa đang chuyển động so với vật khác.
D. Một chiếc xe đang lăn bánh trên đường có thể đứng yên so với một chiếc xe khác.
Câu 10: Khi hai chiếc lá cùng rơi tự do, một chiếc lá đã úa vàng và một chiếc lá còn xanh, nếu hai chiếc lá được thả rơi ở cùng một vị trí và cùng lúc với nhau thì:
A. Lá nào lúc rơi nằm ngang thì chạm đất sau.
B. Lá vàng chạm đất trước là xanh.
C. Lá xanh và lá vàng chạm đất cùng lúc.
D. Lá xanh chạm đất trước lá vàng.
Câu 11: Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu vo, từ độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Tầm xa của vật được tính bằng hệ thức sau:
Câu 12: Cho một đồng hồ treo tường có kim giây dài 5cm, tốc độ dài của một điểm trên đầu kim giây là:
A. 5,24 mm/s. B. 5,24 cm/s. C. 5,00 cm/s. D. 7,53 mm/s.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Cho hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một quỹ đạo. Biết nếu xe 1 lấy xe 2 làm vật mốc của hệ quy chiếu và chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 thì khi 2 xe chuyển động ngược chiều vận tốc của xe 1 so với xe 2 là 120km/h còn khi 2 xe chuyển động cùng chiều thì vận tốc của xe 1 so với xe 2 là 30km/h. Khi đó vận tốc của xe 1 và xe 2 (so với đường) lần lượt là:
Bài 2
Cho 2 xe ô tô chuyển động thẳng đều trên cùng một quỹ đạo. Biết cùng lúc 6 giờ xe 1 đang ở A và chuyển động với vận tốc 60km/h hướng về xe 2, còn xe 2 đang ở B cách A đoạn AB dài 100km, chuyển động với vận tốc 40km/h theo cùng chiều xe 1. Chọn hệ quy chiếu như sau: vật mốc và gốc toạ độ gắn với vị trí A, trục Ox trùng với AB, chiều dương là chiều từ A đến B, gốc thời gian lúc 6 giờ.
a. Hãy viết phương trình chuyển động của mỗi xe và từ đó cho biết thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau.
b. Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian của 2 xe lên cùng một hệ trục Oxt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét