Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

CÂN BẰNG CỦA NHỮNG VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI VÀ BA LỰC KHÔNG SONG SONG

CÂN BẰNG CỦA NHỮNG VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI VÀ BA LỰC KHÔNG SONG SONG
Nội dung bài học:
1. Bài giảng:
- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực không song song.
- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.
- Một số ví dụ và bài tập liên quan .
2. Bài tập.
- Với 8 bài tập về cân bằng của vật được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :
Vấn đề Cân Bằng Của Những Vật Chịu Tác Dụng Của Hai Và Ba Lực Không Song Song.
** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được các trường hợp cân bằng của vật chịu tác dụng của hai và ba lực không song song trong tự nhiên và phương pháp giải các bài tập dạng này. Đây là dạng bài tập khó và có trong ôn tập thi và kiểm tra.
Bài tập 1
BÀI TẬP ÁP DỤNG :
Bài 1: Một vật có khối lượng m = 5 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (hình 17.2). Biết góc nghiêng α = 300 , g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:
a. Lực căng của dây.
b. Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.
       
Bài 2 : Người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg lên trên giữa mặt phẳng tạo với phương nằm ngang một góc α = 450. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính áp lực mà quả cầu gây lên mỗi mặt phẳng. (hình 17.3).
Bài 3: Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một sợi dây AB, người ta đặt một thanh chống nằm ngang để giữ cho đèn không đụng vào tường (hình 17.4). Biết đèn có khối lượng 2 kg và dây hợp với phương nằm ngang một góc 450. Tính lực căng của các đoạn dây AB, BC và phản lực của thanh. Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 4 : Một quả cầu đồng chất có trọng lượng 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây (hình 17.5).Dây làm với tường một góc a = 300 .Bỏ qua ma sát ở chổ tiếp xúc của  quả cầu với tường.Hãy xác định lực căng của dây và lực của tường tác dụng lên quả cầu.
Bài 5: một vật có khối lượng m =5kg được treo bằng sợi dây như hình vẽ. lấy g=9,8m/s2. Tìm lực kéo của dây AC và dây BC.
Bài 6: Một thanh sắt dài AB = 1,5m khối lượng m = 3kg được giữ nghiêng một góc a trên mặt sàn ngang bằng một sợi dây BC nằm ngang dài BC = 1,5m nối đầu trên B của thanh với một bức tường thẳng đứng, đầu dưới A của thanh tựa lên mặt sàn. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng 
a. Góc nghiêng α phải có giá trị bao nhiêu để thanh có thể cân bằng
b. Tìm các lực tác dụng lên thanh và khoảng cách OA từ đầu A của thanh đến góc tường khi a = 450. Lấy g = 10 m/s2.

Bài tập 2
BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ
Bài 1 : Một chiếc thang chiều dài đầu dưới đặt trên sàn nằm ngang, đầu trên dựa vào tường thẳng đứng nhẵn (bỏ qua ma sát giữa thang và tường). Ở trạng thái đứng yên ban đầu, thang hợp với tường một góc α = 300.
a. Tính các lực tác dụng vào thang. Biết thang có khối lượng 10 kg và trọng tâm của thang ở chính giữa thang; lấy g = 10 m/s2;
b. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa thang và sàn là μ = 0,5. Hãy tìm giá trị góc cực đại hợp bởi thang và tường (αmax) để thang không trượt.
Bài 2 : Một quả cầu đồng chất tâm O bán kính R và một vật nặng m (xem như là chất điểm) đặt tại M cách tâm quả cầu một khoảng d = 2R, tương tác với nhau với một lực hấp dẫn có độ lớn F. Hỏi nếu khoét quả cầu đi một phần có dạng hình cầu tâm O' (nằm trên đoạn thẳng OM), bán kính r = R/2 và tiếp xúc trong với quả cầu ban đầu thì lực tương tác F' giữa quả cầu khoét và vật nặng bây giờ là bao nhiêu ?
Bài 3 : Một quả cầu đồng chất bán kính R,được treo cân bằng tựa vào tường nhám bằng một sợi dây AB = RÖ3. Hệ số ma sát giữa quả cầu và tường nhỏ nhất là bao nhiêu để góc hợp bỡi dây và tường có thể đạt giá trị lớn nhất.
Đs: kmin=2/Ö3
Bài 4 :  Đầu C của một thanh nhẹ CB được gắn vào bức tường đứng thẳng, còn đầu B của thanh thì được treo vào một cái được treo vào một cái đinh O bằng dây OB sao cho thanh BC nằm ngang (CB = 2CO). Một vật A có khối lượng m = 5kg được treo vào B bằng dây BD. Hãy tính lực căng của dây OB và lực nén lên thanh BC. Bỏ qua khối lượng của thanh BC. Lấy g = 10m/s2.
ĐS: T = 50Ö5 N, N = 100 N
Bài 5 :  Một giá treo như hình vẽ gồm:
Thanh AB = 1m tựa vào tường ở A, dây BC = 0,6m nằm ngang. Treo vào đầu B một vật nặng khối lượng m = 1kg. Tính độ lớn lực đàn hồi N xuất hiện trên thanh AB và sức căng của dây BC khi giá treo cân bằng. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua khối lượng thanh AB, các dây nối.
ĐS: N = 12,5 N, T = 7,5 N
Bài 6 : Một dây căng ngang giữa hai điểm cố định A, B với AB = 2m. Treo vào trung tâm của dây một vật có khối lượng m = 10kg thì khi vật đó cân bằng nó hạ xuống khoảng h = 10cm (hình vẽ). Tính lực căng dây lấy g = 10m/s2. Nếu kéo căng dây để nó chỉ hạ xuống 5cm thì lực căng dây sẽ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
ĐS: T = 205,49 N; DT/T » 99%.
Bài 7 :  Vật có trong lượng P = 100N được treo bởi hai sợi dây OA và OB như hình vẽ.
Khi vật cân bằng thì 
Tính lực căng của 2 dây OA và OB.
ĐS: TB =200/Ö3 N; TA = 200/Ö3 N
Bài 8 :  Hai thanh AB, AC được nối nhau và nối vào tường nhờ các bản lề. Tại A có treo vật có trong lượng P = 1000N. Tìm lực đàn hồi suất hiện ở các thanh. Cho a + b = 900; Bỏ qua trọng lượng các thanh
Áp dụng: a = 300
ĐS: N1 = 500N; N2 = 500Ö3 N. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét