Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 3

ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 3
I . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy chọn đáp án đúng. Hai người dùng đòn để khiêng một vật nặng 900 N. Điểm treo cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 48 cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn, tính lực tác dụng lên vai người thứ hai.
A. 500 N.                      B. 450 N.                      C. 400 N.                      D. 600 N.
Câu 2. Hai lực F1 và F2 song song , ngược chiều đặt tại hai đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O cách A là 8 cm, cách B 2 cm và có độ lớn F = 10,5 N. Tìm F1 và F2.
A. 3,5 N và 14 N                   B. 14 N và 3,5 N               C. 3,5 N và 7 N                 D. 7 N và 3,5 N
Câu 3. Một ngẫu lực gồm hai lực   và  có F1 = F2 = 8 N, giá của   cách trục quay 12 cm và giá của  cách trục quay 18 cm. Momen của ngẫu lực là bao nhiêu ?
A. 24 N.m.                    B. 0,6 N.m.                   C. 2,4 N.m.                   D. 3 N.m.
Câu 4. Một cầu gỗ nhỏ bắc qua một con mương tren hai điểm tựa A và B cách nhau 4,4 m. Cầu có trọng lượng 2200 N và có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2,4 m. Lực mà cầu tác dụng lên các điểm tựa A và B là bao nhiêu ?
A. PA = 1000 N ; P= 1200 N.                             B. PA = 800 N ; P= 1400 N.
C. PA = 1200 N ; P= 1000 N.                             D. PA = 1100 N ; P= 1100 N.
Câu 5. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:
A. 100N.m                     B. 2.0N.m                     C. 0.5N.m.                    D. 1,0N.m
Câu 6. Một tấm ván nặng 240 N được bắt qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván             tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
A. 160N.                       B. 120N.                       C. 80N.                         D. 60N. 
Câu 7. Một thanh sắt AB đồng chất, tiết diện đều, dài 10m và nặng 40N đặt trên mặt đất phẳng ngang. Người ta tác dụng một lực F  hướng thẳng đứng lên phía trên để nâng đầu B của thanh sắt lên và giữ nó ở độ cao h = 6m so với mặt đất. Độ lớn của lực F bằng bao nhiêu ?
A. F = 40N.                   B. F = 20N.                   C. F = 80N.                   D. F = 10N.
Câu 8. Mômen của một ngẫu lực có giá trị M = 10 N.m, cánh tay đòn của ngẫu   lực d = 40 cm. Độ lớn của mỗi lực là:
A. 30 N.                        B. 25N.                         C. 5 N.                          D. 10 N.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Vật có khối lượng 2kg được treo vào trung điểm B của sợi dây AC hình vẽ. Cho a =300, g=10m/s2. Tìm lực căng của hai sợi dây AB và BC. (ĐS: T1=T2=17)
Bài 2. Thanh AB đồng chấtcó khối lượng m quay  quanh bản lề A . Hai vật khói lượng m1 = 1kg và m2 =2kg được treo như  hình vẽ . Khối lượng ròng rọc C không đáng kể ; AB = AC . Khi hệ thống cân bằng thì b = 1200. Xác định khối lượng của thanh AB.(ĐS: 2kg)
Bài 3 . Thanh MN đồng chất dài 1,6m. Người ta treo các trọng vật P1=15N và P2=25N tại M và N . Biết thanh có trọng lượng  P=5N và đặt thanh trên giá đỡ tại O ( hình vẽ) .Thanh cân  bằng ,hãy tính OM (ĐS:0,978m)
Bài 4. Một quả cầu đồng chất khối lượng m = 3kg, được giữ trên mặt phẳng nghiêng trơn nhờn một dây treo như hình vẽ. Cho a = 300, lấy g = 10m/s2. Tìm lực căng dây và lực nén cảu quả cầu lên mặt phẳng nghiêng.
                                                                        ĐS: a. T = 15N;  b. N =15Ö3 N.
                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét